image banner





Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Quyết định số 361/QĐ-TTg ngày 7/3/2016 của Thủ tướng chính phủ Phê duyệt chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016 - 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
---------------

Số: 361/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 07 tháng 03 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNHPHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chínhphủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bình đẳng giớingày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Luật Phòng, chốngnhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Phòng, chốngmua bán người ngày 29 tháng 3 năm 2011;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạmhành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Pháp lệnh Phòng,chống mại dâm ngày 14 tháng 3 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2004của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Pháp lệnh Phòng, chốngmại dâm;

Xét đề nghị của Bộ trưởngBộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trìnhphòng, chống mại dâm giai đoạn 2016 - 2020 (kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lựcthi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởngcơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dâncác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết địnhnày./.

 

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Chủ tịch, các thành viên Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: PL, V.III, TCCV;
- Lưu: VT, KGVX (3b).Q

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Vũ Đức Đam

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM GIAIĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 361/QĐ-TTg ngày 07 tháng 3 năm 2016 của Thủ tưng Chính phủ)

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

Mại dâm là một vấn đề xãhội khó giải quyết không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết mọi quốc gia trên thế giới. Tệ nạnmại dâm, các tội phạm liên quan đến mại dâm như chứa mại dâm, môi giới mại dâm,mua dâm người chưa thành niên, đặc biệt là hành vi mua bán người vì Mục đíchmại dâm gây ra nhiều vấn đề phức tạp cho xã hội, sức khỏe cộng đồng, gây bứcxúc dư luận.

Theo quy định của pháp luậthiện hành, mại dâm là hành vi vi phạm pháp luật, tuy nhiên, xét về mặt xã hội,người bán dâm là nhóm người dễ bị tổn thương (bị ngược đãi, bạo lực, bị chà đạpnhân phẩm, bị bóc lột, lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bịphân biệt đối xử, không tiếp cận được các dịch vụ y tế, xã hội).

Chương trình hành độngphòng, chống mại dâm giai đoạn 2011 - 2015 đã đạt được những kết quả nhất định,song vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, bất cập. Tệ nạn mại dâm vẫn còn diễnbiến phức tạp; thiếu các chính sách và các chương trình can thiệp tích cực, phùhợp, đặc biệt là vấn đề giảm hại, phòng, chống bạo lực và hỗ trợ thay đổi công việc đối với người bán dâm. Mặt khác, công tác phòng, chống mại dâmlà hoạt động đòi hỏi phải có sự phối hợp liên ngành, có sự phân côngrõ chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, ngành, địa phương, trong đó phân định rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan chủtrì, cơ quan phối hợp và trách nhiệm củachính quyền các cấp. Cầncó cơ chế Điều phối, thúc đẩy sự hợp tác giữa các đốitác trong và ngoài nước; huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội vàngười dân trong phòng, chống mại dâm.

Do vậy, cần thiết phải cócác biện pháp, giải pháp nhằm ngăn chặn sự gia tăng tiến tới giảm thiểutệ nạn mại dâm; giảm tác hại của tệ nạn mại dâm đốivới đời sống cộng đồng và đối với chính người hoạt động mại dâm; hỗ trợ người hoạt động mại dâm hòanhập cộng đồng cần phải có các giải pháp đảm bảo các quyền cơ bản, tạo Điềukiện cho họ tiếp cận thông tin, nâng cao kiếnthức, kỹ năng để họ được tiếp cận các dịch vụ tư vấn và chăm sóc sức khỏe sinhsản, cũng như các dịch vụ xã hội cơ bản khác, đặc biệt tạo cơ hội để tìm kiếmviệc làm, ổn định cuộc sống hòa nhập xã hội.

II. CƠ SỞ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Cơ sở pháp lý

Luật Tổ chức Chính phủ ngày19 tháng 6 năm 2015.

Luật Bình đẳng giới ngày 29tháng 11 năm 2006.

Luật Phòng, chống nhiễm virút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29tháng 6 năm 2006.

Luật Phòng, chống mua bánngười ngày 29 tháng 3 năm 2011.

Luật Xử lý vi phạm hànhchính ngày 20 tháng 6 năm 2012.

Pháp lệnh Phòng, chống mạidâm ngày 14 tháng 3 năm 2003.

Nghịđịnh số 178/2004/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2004của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm.

2. Cơ sở thực tiễn

a) Thực trạng tình hình mạidâm hiện nay

Theo báo cáo của 63 tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương, hiện nay, số người bán dâm có hồ sơ quản lý là11.240 người, trong đó, tập trung nhiều ở một số khu vực như: Đồng bằng sôngHồng: 3.673 người; Đông Bắc: 913 người; Bắc Trung bộ: 887 người; Đông Nam Bộ:3.200 người; Đồng bằng Sông Cửu Long: 1.374 người; các khu vực khác là 1.189người. Tuy nhiên, con số thực tế có thể còn cao hơn do đây là một hoạt động rất khó kiểm soát bởi tính phứctạp, tinh vi và trá hình của nó.

Xuất hiện những đối tượngvà hình thức hoạt động mại dâm mới: Gái gọi, du lịch tình dục, người nước ngoàibán dâm,mại dâm nam, mại dâm đồng tính, người chuyển giới bán dâm, môi giới mại dâmthông qua mạng internet, facebook,... Tình trạng người mại dâm sử dụng ma túy có xu hướng gia tăng; đối tượng muadâm thuộc nhiều lứa tuổi, thành phần khác nhau, trong đó đối tượng không cónghề nghiệp ổn định, làm ăntự do: 75,7%, doanh nghiệp: 20%, cán bộ, công nhân viên chức: 3%; 80% đối tượngchủ chứa, môi giới có độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi; trên 40% chủ chứa là phụ nữ.Tại các thành phố, xuất hiện trở lại các tụ Điểm mại dâm khu vực công cộng tácđộng xấu đến môi trường văn hóa, thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng đến trật tự antoàn xã hội gây bức xúc trong dư luận.

Tệ nạn mại dâm đã và đanggây nhiều hệ lụycho xã hội: Nguy cơ lây lan các bệnh xã hội, HIV/AIDS qua đường tình dục doquan hệ tình dục không an toàn (tỷ lệ người nhiễm HIV qua đường tình dục ngàycàng gia tăng (45,3%, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các đường lây truyền khác); tỷlệ hiện nhiễm trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới là 3,9% (tăng gần 2 lầnso với năm 2012); người hoạt động mại dâm thường bị bạo lực, chiếm đoạt tàisản, tiền bạc, bóc lột tình dục; bị kỳ thị, xa lánh, khó tiếp cận với các dịchvụ xã hội...

Tệ nạn mại dâm cũng làm giatăng các băng nhóm, tổ chức tội phạm mua bán ma túy, tổ chứcsử dụng trái phép chất matúy, mua bán người, tổ chức hoạt động mại dâm ở một số địa phương. Hình thànhnhững đường dây mua bán người vì Mục đích mại dâm...; tình trạng mua bán phụnữ, trẻ em vì Mục đích mại dâm có chiềuhướng gia tăng không chỉ ở trong nước và ngoài nước.

b) Tồn tại, hạn chế

- Ở một số địa phương, chính quyền chưa thực sự quan tâm đếncông tác phòng, chống tệ nạn mại dâm; chưa chỉ đạo quyết liệt, liên tục đối vớicông tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật hànhchính liên quan đến mại dâm dẫn đến tình trạng tồn tại các tụ Điểm, ổ nhóm tộiphạm tổ chức hoạt động mại dâm công khai, thách thức dư luận; nhiều tỉnh, thànhphố chưa thành lập, kiện toàn Đội kiểm tra liên ngành phòng, chống mại dâm cáccấp nên kết quả công tác thanh tra, kiểm tra, phòng ngừa còn nhiều hạn chế.

- Công tác truyền thông vềphòng, chống mại dâm triển khai chưa được thường xuyên; nội dung mới chỉ tậptrung vào phản ánh thực trạng của mại dâm; chưa chú trọng đến việc tuyên truyềngiảm tác hại, giảm kỳ thị. Năng lực đội ngũ báo cáo viên, truyền thông viên, cộng tác viên về phòng,chống mại dâm còn hạn chế về số lượng và chất lượng.

- Hoạt động của các mô hìnhthí Điểm giảm hại và hỗ trợ người hoạt động mại dâm còn đơngiản, chủ yếu thông qua hình thức tuyêntruyền, truyền thông, sinh hoạt nhóm,câu lạc bộ; chưa hình thành hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ chuyên biệt, dễtiếp cận với người bán dâm và nạn nhân của bóc lột tình dục.

- Lực lượng cán bộ phòng,chống mại dâm cấp cơ sở hiện nay hầu hết là kiêm nhiệm, làm giảm hiệu quả củacông tác phòng, chống mại dâm tại địa phương.

- Ngân sách đầu tư cho côngtác phòng, chống mại dâm thấp; nhiều tỉnh, thành phố không bố trí ngân sách địaphương, chỉ sử dụng nguồn hỗ trợ từ ngân sách trung ương;ngân sách hạn hẹp chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao, do vậy, nhiều nhiệmvụ lồng ghép hoặc thực hiện thời gian ngắn nên hiệu quả hạn chế.

c) Những vấn đề đặt ratrong công tác phòng, chống mại dâm hiện nay

- Vấn đề nhận thức

+ Quan Điểm, nhận thức vềcông tác phòng, chống mại dâm của một số cấpủy, chính quyền địa phương chưa thống nhất nên chỉ đạo triển khai không kiênquyết, triệt để dẫn đến tình trạng tồn tại các tụ Điểm, ổ nhóm tội phạm tổ chức hoạt động mại dâm côngkhai, thách thức dư luận.

+ Một bộ phận dân cư, thanhthiếu niên hiện nay do nhận thức không đầyđủ về tác hại, cho rằng đây là công việc có thu nhập cao nên đã tham gia vào tệnạn này (bán dâm, môi giới mại dâm, chứa mại dâm).

- Về chính sách pháp luật

Hệ thống pháp luật vềphòng, chống mại dâm ban hành hơn 10 năm nay đã bộc lộ những hạn chế nhất định,không còn phù hợp với thực tiễn, chưa đáp ứng yêu cầu đấu tranh, phòng chốngmại dâm trong tình hình mới, cụ thể:

+ Khái niệm mại dâm hiệnhành không bao quát được các hành vi mới như mua bán dâm giữa những người đồng tính; các hành vi liên quan đến mại dâm như kích dục, khiêu dâm... chưa cóchế tài xử lý đối với chủ thể của hành vi nên gây khó khăncho các cơ quan chức năng trong việc tổ chức phòng ngừa, ngăn chặn mại dâmtrong các cơ sở kinh doanh dịch vụ.

+ Mặc dù xác định phòngngừa là biện pháp trọng tâm trong công tác phòng, chống mại dâm, tuy nhiên Pháplệnh thiếu các quy định về Điều kiện đảm bảo về nguồn lực thực hiện; thẩm quyềnxử lý vi phạm (thẩm quyền thu hồi giấyphép, chứng chỉ hành nghề của chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấphuyện; thẩm quyền xử phạt của Chi cục phòng, chốngtệ nạn xã hội..

+ Tình trạng lây nhiễmHIV/AIDS thông qua quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt qua nhóm người bándâm rất cao. Trong khi đó, chưa có quy định về việc triển khai các chương trình can thiệp giảm tác hại về HIV/AIDS trongcác can thiệp về phòng, chống mại dâm.

+ Về xử lý vi phạm: Thiếu chế tài xử lý hànhchính đối với các hành vi vi phạm như: Khiêu dâm, kích dục; một số hành vi cótính nguy hiểm cho xã hội cao như tổ chức, bảo kê cho hoạt động mại dâm chưađược quy định thành tội danh trong Bộ luật Hìnhsự; việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, người thuộc lực lượng vũ trangnhân dân vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm chưa được thực hiện nghiêmminh theo quy định.

- Về cơ chế, chính sách hỗ trợ

LuậtXử lý vi phạm hành chính, Nghị quyết số 24/2012/NQ-QH13 quy định không áp dụng biệnpháp đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm nhưng lại chưa có cơ chế,chính sách, dịch vụ hỗ trợ phù hợp với đặc Điểm xã hội của người bán dâm tạicộng đồng.

- Về các mô hình can thiệp

Các chương trình can thiệpcho nhóm người bán dâm dựa trên quan Điểm tiếp cận mới (bảo đảm sự bìnhđẳng, chú trọng các hỗ trợ xã hội, thúc đẩy việc đảm bảo quyền tiếp cận và sửdụng các dịch vụ an sinh xã hội, tạo cơ hội để người bán dâm thay đổi côngviệc...) còn đang trong giai đoạn thí Điểm, triển khai chưa đồng bộ, hạn chế vềnguồn lực nên số người được tiếp cận dịch vụ còn rất ít. Thời gian thí Điểmngắn, chưa đủ cơ sở thực tiễn để xây dựng cácchính sách, pháp luật cho phù hợp.

III. NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Quan Điểm, Mục tiêu

a) Quan Điểm

- Lấy phòng ngừa làm trọngtâm trong công tác phòng, chống mại dâm. Chú trọng cácgiải pháp mang tính xã hội nhằm giảm tác hại do hoạt động mại dâm gây ra đốivới đời sống xã hội.

- Tăng cường xây dựng cácthể chế nhằm bảo vệ quyền con người, tăng khả năng tiếp cận của các nhóm yếuthế (người bán dâm, nạn nhân bị mua bán vì Mục đích mại dâm) vào hệ thống ansinh xã hội.

- Từng bước xã hội hóa, xây dựng cơ chế, chínhsách huy động sự tham gia của các tổ chức cộng đồng và các thiết chế xã hội (giađình, nhà trường...) vào công tác phòng ngừa mại dâm.

b) Mục tiêu

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽvề nhận thức, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội trongcông tác phòng, chống mại dâm; giảm thiểu tác hại của hoạt động mại dâm đối vớiđời sống xã hội; bảo đảm quyền bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng các dịch vụ xã hội của người bán dâm; giảm tội phạm liên quan đến mại dâm.

2. Đối tượng, phạm vi, thờigian thực hiện

a) Đối tượng

- Người bán dâm, nạn nhânbị mua bán vì Mục đích mại dâm.

- Chủ các cơ sở kinh doanh dịchvụ có Điều kiện.

- Các gia đình có nạn nhânbị mua bán vì Mục đích mại dâm.

- Các Bộ, ngành, địaphương, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động của Chương trình.

b) Phạm vi

Các hoạt động của Chươngtrình được thực hiện trong phạm vi toàn quốc, tập trung chủ yếu ở các khu vựcđô thị, các tỉnh thành phố trọng Điểm về tệ nạn mạidâm và mua bán người.

c) Thời gian thực hiện: Từnăm 2016 đến hết năm 2020.

3. Các Mục tiêu, nhiệm vụcụ thể của Chương trình

a) Tăng cường tuyên truyền,phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao nhận thức về phòng, chống mại dâm

- Mục tiêu:

+ Đến năm 2017, đạt 75% vànăm 2020 đạt 100% số xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) tổ chức được ít nhất một hình thứctuyên truyền về phòng ngừa mại dâm và được duy trì thường xuyên.

+ Từ năm 2016, thông tin về phòng,chống mại dâm được đăng tải trên cơ quan báo chí cấp trung ương và cấp tỉnh ítnhất một tháng một lần.

- Nhiệm vụ

+ Tăng cường công táctruyền thông, phòng ngừa thông qua các hoạt động tuyên truyền trực tiếp tạicộng đồng, tập trung ở các khu vực miềnnúi, các địa phương nghèo, địa phương có nhiều người di cư để hạn chế phát sinhmới số người tham gia mại dâm:

. Xây dựng bộ công cụtruyền thông, tài liệu tập huấn cho đội ngũ giảng viên, báo cáo viên (sáchmỏng, tờ rơi, tranh áp phích, sổ tay cho tuyên truyền viên, lịch và các phóngsự, phim..) về phòng, chống mại dâm; hành vi tình dục lành mạnh, an toàn.

. Thực hiện chiến lượctruyền thông thay đổi hành vi tại cộng đồng trên phạm vi toàn quốc, ưu tiên triển khai tạicác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trọng Điểm.

. Tập huấn nâng cao nănglực cho mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên, tình nguyện viên, cộng tácviên tại địa phương để thực hiện tốt công tác tuyên truyền và hướng dẫncộng đồng vềphòng ngừa mại dâm.

. Đa dạng hóa các hình thứctuyên truyền tại cộng đồng thông qua các buổi thảo luận nhóm, tư vấn hỗ trợ cánhân trực tiếp hoặc gián tiếp; các hoạt động tuyên truyền mang tính tương tác cao tại các khu côngnghiệp, trường học...; chú trọng nhóm có nguy cơ cao (học sinh, sinh viên,người lao động chưa có việc làm, nữ thanh, thiếu niên, người lao động nhập cưtại các khu công nghiệp,... đặc biệt là nhóm lao động di cư, tìm việc làm tạinơi khác) nhằm bảo đảm việc di cư lao động an toàn, phù hợp với khả năng, Điều kiện của họ.

+ Nâng cao hiệu quả côngtác thông tin, truyền thông phòng ngừa, phòng, chốngmại dâm thông qua các phương tiện thông tin đại chúng:

. Xây dựng và thực hiện cácchiến lược truyền thông về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác phòng, chống mạidâm; giảm kỳ thị, phân biệt đối xử của cộng đồng đối với người bán dâm.

. Xây dựng các chuyên trang, chuyên Mục, các tiểu phẩm, ký sự, bàiviết và tăng thời lượng phát sóng, đưa tin về tình hình tệ nạn mại dâm, côngtác phòng, chống mại dâm trên các phương tiện truyền thông, báo chí trung ương và địa phương.

b) Đẩy mạnh thực hiện cáchoạt động phòng ngừa mại dâm thông qua lồng ghép các chương trình kinh tế - xãhội tại địa bàn cơ sở.

- Mục tiêu:

Đến năm 2017: 50%, năm2020: 100% các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch lồng ghép và tổ chức, thựchiện nhiệm vụ phòng, chống mại dâm với các chương trình kinh tế - xã hội tạiđịa phương như chương trình giảm nghèo, dạy nghề cho lao động nông thôn, chươngtrình việc làm, phòng, chống HIV/AIDS, phòng, chống tội phạm mua bán người.

- Nhiệm vụ:

+ Tổ chức rà soát, đánh giávề nhóm người có nguy cơ cao (thanh niên chưa có nghề nghiệp, chưa có việclàm....) và các chương trình an sinh xã hội, các chương trình phát triển kinhtế - xã hội tại địa phương để hướng Mục tiêu của các chương trình đến các nhómđối tượng này.

+ Xây dựng các hoạt độnglồng ghép cho nhóm phụ nữ có nhu cầu tìm kiếm việc làm trong các chương trìnhdạy nghề cho lao động nông thôn, chương trình việc làm, hỗ trợ vay vốn, chươngtrình giảm nghèo... nhằm cung cấp cho họ các cơhội lựa chọn công việc phù hợp.

+ Xây dựng các kế hoạchlồng ghép việc thực hiện các Chương trình an sinh xã hội tại địa phương vớinhiệm vụ phòng, chống mại dâm.

c) Xây dựng, triển khai cáchoạt động can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm các bệnh xã hội và HIV/AIDS,phòng ngừa, giảm tình trạng bạo lực trên cơ sở giới trong phòng, chống mại dâm.

- Mục tiêu

+ 50% các tỉnh, thành phốtriển khai thực hiện được các hoạt động can thiệp giảm tác hại về HIV/AIDS,phòng ngừa, giảm tình trạng bạo lực trên cơ sở giới trong phòng, chống mạidâm.

+ Đến năm 2020: 20 tỉnh,thành phố xây dựng mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ xã hội cho người bán dâm.

- Nhiệm vụ

+ Triển khai các hoạt độngcan thiệp giảm tác hại về HIV/AIDS, phòng ngừa, giảm tình trạng bạo lực trên cơ sở giới:

. Đánh giá, tài liệu hóamột số mô hình thí Điểm có hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ giảmhại, chăm sóc sức khỏe sinh sản tại một số địaphương để xây dựng tài liệu hướng dẫn triển khai thực hiện.

. Tổ chức các khóa đào tạo,nâng cao năng lực về hỗ trợ giảm hại, hòa nhập cộng đồng cho cơ quan chuyêntrách phòng, chống tệ nạn xã hội cấp tỉnh và cán bộ trực tiếp tham gia làm côngtác phòng, chống mại dâm và cán bộ trực tiếp tham gia công tác cung cấp, hỗ trợdịch vụ cho người bán dâm.

. Đào tạo, nâng cao nănglực cho Đội công tác xã hội tình nguyện cấp xã trong việc tuyên truyền, vậnđộng, tư vấn, hỗ trợ người mại dâm tại cộng đồng.

. Xây dựng, thử nghiệm quytrình hỗ trợ và gói dịch vụ hỗ trợ xã hội đối với người bán dâm tại cộng đồng.Chuẩn hóa các Điều kiện, tiêu chuẩn,chất lượng dịch vụ trong cơ chế Nhà nước ủy thác, đặt hàng các cơ sở ngoài cônglập cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho người bán dâm.

. Xây dựng cơ chế huy độngsự tham gia của các tổ chức xã hội, các tổ chức phi Chính phủ, tổ chức dựavào cộng đồng (CBOs), các câu lạc bộ, nhóm tự lực, nhóm đồng đẳng tham gia cáchoạt động phòng ngừa, giảm hại, giảm phân biệt đối xử, hỗ trợ tái hòa nhập cộngđồng cho người bán dâm.

+ Xây dựng thử nghiệm 03 mô hình:

(1) Mô hình cung cấp dịchvụ hỗ trợ cho người bán dâm tại cộng đồng, Trung tâm công tác xã hội.

. Xây dựng tiêu chí lựachọn địa phương thí Điểm xây dựng và vận hành mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợcho người bán dâm (bổ sung chức năng, nhiệm vụ, đào tạo nhân lực, đầu tư trangthiết bị, cơ sở vật chất…).

. Tổ chức đào tạo đội ngũcán bộ về phương pháp tiếp cận, cung cấp dịch vụ hỗ trợ đối với người bán dâm.

. Lựa chọn các dịch vụ hỗtrợ phù hợp và thử nghiệm việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho người bán dâm tại cộngđồng hoặc tại các Trung tâm công tác xã hội.

(2) Mô hình hỗ trợ nhằm bảođảm quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệnạn mại dâm.

. Rà soát, đánh giá việcthực hiện các chính sách, pháp luật về Điều kiện làm việc và lao động tại cáccơ sở kinh doanh dịch vụ có Điều kiện; xây dựng khung kỹ thuật (tài liệu hướngdẫn thực hiện) cho mô hình thí Điểm hỗ trợ đảm bảo quyền của người lao động trong các cơ sở kinhdoanh dịch vụ.

. Xây dựng tiêu chí lựachọn địa phương thí Điểm và tổ chức các hoạt động can thiệp tại địa bàn lựachọn.

. Đánh giá, nhân rộng môhình.

(3) Mô hình hỗ trợ tăngcường năng lựccủa các nhóm đồng đẳng/nhóm tự lực/câu lạc bộ của người bán dâm trong việc tiếpcận, truyền thông và hỗ trợ giảm hại, phòng, chống bạo lực giới.

. Hỗ trợ nâng cao năng lựccho các nhóm đồng đẳng/nhóm tự lực/câu lạc bộ trong việc xây dựng kế hoạch,Điều hành hoạt động của nhóm.

. Tổ chức các hoạt động đốithoại giữa các nhóm với cơ quan thực thi chính sách nhằm tăng cường sự hiểubiết, sự tham gia của các nhóm này trong việc xây dựng chính sách, các chươngtrình can thiệp cho phù hợp.

. Thực hiện các chươngtrình truyền thông, các khóa tập huấn cho các cơ quanliên quan về quyền và trách nhiệm của các bên trong vấn đề phòng, chống bạo lựctrên cơ sở giới đối với nhóm người bán dâm.

d) Đấu tranh, xử lý nghiêmminh các hành vi vi phạm pháp luật, tội phạm liên quan đến mại dâm.

- Mục tiêu: Phát hiện và xửlý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, tội phạm liên quan đến mại dâm.

- Nhiệm vụ

+ Xây dựng tài liệu, tổchức các khóa tập huấn nâng cao năng lực cho thành viên Đội kiểm tra liên ngành phòng, chống mại dâm, lực lượng Điều tra, kiểm sátviên, thẩm phán, hội thẩm trong công tác kiểm tra, Điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến mại dâm.

+ Tiến hành Điều tra cơbản, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ tập trung vào các tuyến, địa bàn trọngĐiểm để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn tội phạm liên quan mại dâm.

+ Tổ chức thu thập, tiếpnhận, xác minh các nguồn tin báo tố giác về tội phạm liên quan đến mại dâm.

- Tổ chức Điều tra, khámphá các vụ án, triệt phá các tổ chức tội phạm liên quan đến mạidâm, giải cứu nạn nhân. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra giám sát các hoạt động đấutranh phòng, chống tội phạm liên quan đến mại dâm từ cấp cơ sở.

- Thực hiện hoạt động thựchành quyền công tố, kiểm sát tin báo tố giác, kiểm sát Điều tra, kiểm sát xétxử các vụ án liên quan đến mại dâm.

- Xét xử nghiêm minh tộiphạm liên quan đến mại dâm, có các biện pháp bảo vệ nạn nhân trong quá trìnhtruy tố, xét xử các vụ án liên quan đếnmua bán người vì Mục đích mại dâm, nhất làvới các nạn nhân là trẻ em.

4. Các giải pháp thực hiện Chương trình

a) Giải pháp hoàn thiện thểchế

- Rà soát, đánh giá và đềxuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về phòng,chống mại dâm. Đặc biệt các vấn đề liên quan đến việc xây dựng hoạt động canthiệp giảm hại, phòng, chống HIV/AIDS và hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho người bándâm.

- Nghiên cứu, xây dựng dựán Luật về phòng ngừa mại dâm, đảm bảo tính nhất quán và tăng cường hiệu quảquản lý nhà nước về công tác này.

- Tổ chức nghiên cứu, khảo sát tình hình hoạt động tội phạmliên quan đến mại dâm và tìm hiểu chính sách pháp luậttại một số nước có nhiều nạn nhân làngười Việt Nam bị mua bán để xác định cơ quan đầu mối và cơ chế phối hợp trongtrao đổi thông tin, giải quyết vụ việc liên quan đến mại dâm, giải cứu và hồihương nạn nhân, bắt giữ tội phạm trong các vụ việc mua bán người vì Mục đíchmại dâm.

b) Giải pháp về tổ chứcthực hiện

- Các cấp ủy Đảng phải đưa chươngtrình phòng, chống mại dâm vào văn kiện, nghị quyết và chiếnlược về phát triển kinh tế - xã hội; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm trathực hiện; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệmcủa cán bộ, đảng viên trongcông tác phòng, chống mạidâm; gắn trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả phòng, chống mại dâm ở địaphương, đơn vị.

- Hội đồng nhân dân cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành Nghị quyết về công tác phòng,chống mại dâm, yêu cầu Ủy ban nhân dân báo cáo kết quảthực hiện Nghị quyết tại các kỳ họp của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

- Tăng cường sự chỉ đạo củaChính phủ, Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDSvà phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đối với các Bộ,cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương trong việc triển khai công tác phòng, chống mại dâm theochức năng nhiệm vụ được phân công.

Ủy ban nhân dân các cấp phải đưacông tác phòng, chống mại dâm là một trong các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; chỉ đạo thực hiện lồng ghép công tácphòng, chống mại dâm với các chương trình an sinh xã hội ở địa phương nhưChương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm; phòng, chống HIV/AIDS;phòng, chống ma túy, phòng, chống muabán người. Tập trung chỉ đạo thực hiện ở các khu vực trọng Điểm; ưu tiên nguồnlực cho vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới.

- Duy trì chế độ kiểm tra,đánh giá, sơ kết tổng kết ở các cấp nhằm rút kinh nghiệm trong việc chỉ đạo,Điều hành và nhân rộng các mô hình, phương pháp, giải pháp có hiệu quả cao.

-Kiện toàn Tổ công tác liên ngành phòng, chống tệ nạn mại dâm các cấp để thammưu, xây dựng các hoạt động phối hợp liên ngành trong tổ chức thực hiện Chươngtrình.Đảm bảo thực hiện đúng Quyết định số 155/2007/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2007của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp liên ngành phòng, chống tệnạn mại dâm.

- Đề nghị Trung ương Mặttrận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tăng cường chỉđạo, tổ chức các hoạt động giám sát việc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống mạidâm của các Bộ, ngành và chính quyền các cấp.

c) Giải pháp về nguồn lực

- Tập trung kinh phí củaNhà nước để thực hiện các hoạt động trọng Điểm, ưu tiên; khuyến khích sự thamgia, đóng góp nguồn lực của các doanh nghiệpcho các hoạt động phòng, chống tệ nạn mại dâm, đặc biệt là công tác dạy nghề, tạo việclàm và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho người bán dâm;

- Huy động nguồn tài trợ từcác tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế.

d) Giải pháp hợp tác quốctế

- Tăng cường hợp tác quốctế, chú trọng hợp tác với các nước láng giềng trong công tác phòng, chống mạidâm, mua bán người vì Mục đích mại dâm.

- Thực hiện các nghiên cứunhằm đánh giá tác động của mại dâm trong phát triển kinh tế - xã hội, học tập,áp dụng các mô hình hiệu quả của quốc tế trong phòng ngừa mại dâm, đặc biệt làmại dâm trẻ em.

đ) Giải pháp về tuyêntruyền

- Huy động sự tham gia củacác cơ quan thông tấn, báo chí trong việc thông tin, tuyên truyền, giáo dục vềhành vi tình dụcan toàn, lối sống chung thủy, lành mạnhcho các nhóm dân cư.

- Phối hợp hoạt động tuyên truyền về phòng, chống mạidâm, phòng chống HIV/AIDS và phòng, chốngtội phạm mua bán người nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi tình dục an toàn, hạn chế nguy cơ bị mua bán,bị ép buộc làm mại dâm của người lao động khi di cư, tìm kiếm việc làm.

5. Kinh phí thực hiệnChương trình

Kinh phí thực hiện Chươngtrình được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước của các Bộ, ngành, địaphương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành từ nguồn tài trợ, huy độngcủa các tổ chức cá nhân trong và ngoài nướctheo quy định của pháp luật.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Tổ chức Điều hành Chươngtrình

a) Ở Trung ương

- Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDSvà phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiệnChương trình; chỉ đạo phối hợp thực hiện các hoạt động phòng, chống mại dâm vớiphòng, chống ma túy, HIV/AIDS và phòng, chốngtội phạm mua bán người vì Mục đích mại dâm.

- Bộ Lao động - Thương binhvà Xã hội là cơ quan thường trựcgiúp Chính phủ, Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDSvà phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm triển khai thực hiện Chương trình. Thành lập Tổ công tác liên ngành vềphòng, chống mại dâm giúp Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc tổchức thực hiện Chương trình.

b) Ở địa phương

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựngvà tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng, chống mại dâm 5 năm và hàng năm; thành lập, kiện toàn Tổ công tác liên ngành về phòng, chống mại dâm để giúp SởLao động - Thương binh và Xã hội trongviệc chỉ đạo, phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống mại dâm tại địaphương.

2. Phân công trách nhiệm

a) Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội:

- Chủ trì, xây dựng kếhoạch tổ chức thực hiện Chương trình; chỉ đạo, theo dõi và giám sát việc triểnkhai Chương trình. Định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình triển khai và kết quả thực hiệnChương trình.

- Nghiên cứu, xây dựng trình cơ quan cóthẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ;hướng dẫn thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án, đề án phát triển kinh tế - xã hội với Chươngtrình phòng, chống mại dâm.

- Chủ trì, phối hợp với cácBộ, ngành liên quan tổ chức và hướng dẫn thực hiện các biện pháp hỗ trợ tái hòanhập cộng đồng cho người bán dâm; chủtrì, phối hợp với Bộ Y tế xây dựng hướng dẫn việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ giảm hại trong phòng, chống mại dâm.

b) Bộ Công an chỉ đạo lựclượng công an các cấp tăng cường các hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tộiphạm liênquan đến mại dâm; phối hợp hoạt động phòng, chống mại dâm với phòng,chống tội phạm ma túy và buôn bán người; rà soát, đề xuất, sửa đổi bổ sung các quy địnhvề quản lý an ninh trật tự đốivới các cơ sở kinh doanh có Điều kiện về an ninh trật tự; quản lý địa bàn và xửlý vi phạm liên quan đến phòng, chống mại dâm.

c) Bộ Quốc phòng chỉ đạo BộTư lệnh Bộ đội Biên phòng chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng triểnkhai thực hiện các hoạt động phòng chốngmại dâm, lồng ghép với hoạt động phòng chống tội phạm ma túy và mua bán người ởkhu vực biên giới. Tăng cường tuần tra, kiểm soát, quản lý biên giới, vùngbiển, đặc biệt khu vực cửa khẩu, cảng biển. Kịp thời ngăn chặn hoạt động mạidâm, tội phạm mua bán người qua biên giới nhằm Mục đích mại dâm theo quy địnhcủa pháp luật.

d) Bộ Thông tin và Truyềnthông chỉ đạo các cơ quan truyền thông đẩy mạnh việc thông tin tuyên truyền chủtrương, chính sách, pháp luật về phòng, chống mại dâm tạo sự đồng thuận của xãhội trong công tác này. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm phòng ngừaviệc lợi dụng các phương tiện thông tin trong hoạt động mại dâm.

đ) Bộ Văn hóa, Thể thao vàDu lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan quản lý chặt chẽ và xử lýcác cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, du lịch, kịp thời ngăn chặn và xử lý việclợi dụng để tổ chức hành vi khiêu dâm, kích dục, mại dâm; lưu hành phổ biến vàkinh doanh các sản phẩm văn hóa bị cấm, bị đình chỉ. Rà soát, đề xuất sửa đổi,bổ sung các quy định về quản lý hoạt độngvăn hóa công cộng, du lịch vàxử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, du lịch liên quan đến phòng,chống mại dâm; tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai các quy định củapháp luật về việc thực hiện biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lâynhiễm HIV bằng bao cao su tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú.

e) Bộ Y tế chỉ đạo thanhtra, kiểm tra Điều kiện về y tế của các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụngđể hoạt động mại dâm; phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạoviệc phối hợp thực hiện các biện phápgiảm hại về HIV/AIDS trong phòng, chống mại dâm.

g) Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quantổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật về phòng, chống mại dâm; nghiên cứu, đềxuất hướng hoàn thiện các chế tài xử lý hành chính, hình sự đối với các hành vi mại dâm; phối hợpBộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan trong việc nghiêncứu, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản pháp luật về phòng, chống mại dâm.

h) Bộ Tài chính chủ trì,phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội bố trí kinh phí thực hiện Chương trình trong dự toán ngânsách hàng năm của các cơ quan trung ương và địa phương theo quy định của phápluật về phân cấp ngân sách nhà nước; hướng dẫn về nội dung chi, mức chi chocông tác phòng, chống tệ nạn mại dâm.

i) Bộ Giáo dục và Đào tạochỉ đạo tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, truyền thống văn hóa cho học sinh, sinhviên; xây dựng và lồng ghép thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục giớitính, phòng, chống mại dâm trong chương trình chính khóa và các hoạt động ngoàigiờ chính khóa cho học sinh, sinh viên.

k) Các Bộ, ngành có liênquan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm đưa cácMục tiêu, nội dung có liên quan của Chương trình vào kế hoạch, chương trìnhcông tác hàng năm, 5 năm của Bộ, ngành; chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phòng, chốngmại dâm kết hợp với các hoạt động chuyên môn thường xuyên của đơn vị.

l) Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nóiViệt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng khác:

- Nâng cao chất lượng tin,bài, chuyên đề, thời lượng, thời gian phù hợp cho các kênh, chương trình, nộidung về phòng, chống mại dâm. Biểu dương tập thể, cá nhân có sáng kiến, đónggóp tích cực cho công tác phòng, chống mại dâm; lên án những tổ chức, cá nhânvi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm.

- Thực hiện tốt Chươngtrình phối hợp truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm, giữa Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDSvà phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếngnói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam đến năm 2020.

m) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương:

- Xây dựng, phê duyệt và tổchức thực hiện Kế hoạch 5 năm, hàng năm về phòng,chống mại dâm trên cơ sở Chương trình này vàChiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 của địa phương.

- Chỉ đạo cơ quan cấp Giấyphép thành lập doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan liênquan kiểm tra sau khi thành lập, tránh việc lợi dụng hoạt động kinh doanh để tổchức hoạt động mại dâm.

- Bố trí ngân sách và huyđộng các nguồn đóng góp hợp pháp khác để bảo đảm kinh phíthực hiện nhiệm vụ phòng, chống mại dâm; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ chocông tác phòng, chống mại dâm, Đội kiểm traliên ngành phòng, chống mại dâm các cấp.

- Lồng ghép nhiệm vụ phòng,chống mại dâm vào các chương trình an sinh xã hội của địa phương như xóa đóigiảm nghèo; dạy nghề, tạo việc làm, phòng,chống ma túy, HIV/AIDS và phòng, chống mua bán người.

n) Đề nghị Ban Tuyên giáoTrung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo công tác tuyên truyền phòng,chống mại dâm.

o) Đề nghị Viện Kiểm sátnhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo, hướng dẫn Viện Kiểm sát, Tòaán các cấp nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm sát, thẩm phán trong việc thựcthi pháp luật về Điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến mại dâm;phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm cùng cấp thựchiện nhiệm vụ thống kê về phòng, chống mại dâm.

p) Đề nghị Trung ương Mặttrận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ươngĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Nông dân, Trung ương HộiCựu chiến binh Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với các Bộ,ngành liên quan thực hiện tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và cáctầng lớp nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống mại dâm; xâydựng các mô hình về phòng, chống mại dâm, hỗ trợ người bán dâm hòa nhập cộng đồng./.

Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội thành phố Hải Phòng
Địa chỉ: Số 1 Lương Văn Can, Máy Tơ, Ngô Quyền, Hải Phòng
Email: chicucpctnxh@haiphong.gov.vn
Giấy phép số: 04/GP-STTTT, ngày 05-6-2018, Sở Thông tin và Truyền thông
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Lê Thanh Tùng - Chi cục trưởng, Trưởng Ban biên tập
Thiết kế bởi VNPT Hải Phòng