image banner





Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 18/8/2016 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở cai nghiện ma túy đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
---------------

Số: 1640/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 18 tháng 08 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CƠ SỞCAI NGHIỆN MA TÚY ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chínhphủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị địnhsố 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng th phát triển kinh tế - xã hội; Nghị địnhsố 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội;

Căn cứ Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sởcai nghiện bắt buộc;

Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2014của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống, kiểm soát và cainghiện ma túy trong tình hình mới;

Theo đề nghị của Bộ trưởngBộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch mạnglưới cơ sở cai nghiện ma túy được thành lập theo quy định của Luật Phòng, chốngma túy và Luật Xử lý vi phạm hành chính đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030(sau đây gọi tắt là cơ sở cai nghiện) với các nội dung chủ yếu như sau:

1. Quan Điểm

a) Giảm số lượng, quy mô cơsở cai nghiện bắt buộc, tăng số lượng, quy mô cơ sở cai nghiện tự nguyện, phùhợp với Điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; đảm bảo người nghiện ma túykhi có quyết định của Tòa án áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc đều có cơ sởcai nghiện để thi hành quyết định; các cơ sở cai nghiện tự nguyện phải gắn kếtvới cộng đồng.

b) Đa dạng các loại hình cơsở cai nghiện để người nghiện ma túy tiếpcận các dịch vụ cai nghiện ma túy theo nhu cầu.

c) Nhà nước đầu tư cơ sởvật chất, trang thiết bị, tổ chức đào tạo cán bộ, công chức, viên chức và ngườilao động theo Điều kiện, tiêu chuẩn về cai nghiện ma túy.

d) Khuyến khích phát triểnmạng lưới cơ sở cai nghiện tự nguyện theo hướng xã hội hóa nhằm huy động cáctập thể, cá nhân đóng góp cho côngtác cai nghiện ma túy; nghiên cứu, thí Điểm đặt hàng áp dụng biện pháp cainghiện bắt buộc theo quy định của pháp luật đối với các cơ sở cai nghiện dânlập, cơ sở cai nghiện tự nguyện đủ Điều kiện, tiêu chuẩn về cai nghiện ma túy bắtbuộc.

2. Mục tiêu

a) Đến năm 2020

- Giảm số lượng cơ sở cainghiện có chức năng cai nghiện bắt buộc trong quy hoạch xuống còn 71 cơ sở;giảm quy mô, khả năng cung cấp dịch vụ cai nghiện bắt buộc còn 20.000 người;

- 52 cơ sở cai nghiện khôngnằm trong diện quy hoạch có chức năng cai nghiện bắt buộc thực hiện chuyển đổithành cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện (trong đó có cả Điều trị nghiện chấtdạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế) hoặc cơ sở khác;

- Phấn đấu thành lập tối thiểu 30 cơ sở cai nghiện tự nguyện dânlập;

- Tăng số lượng, quy mô,khả năng tiếp nhận, cung cấp dịch vụ của các cơ sở cai nghiện đáp ứng nhu cầucai nghiện của 80% số người nghiện có hồ sơ quản lý (tương đương Khoảng 200.000người);

- 90% cơ sở cai nghiện đápứng các tiêu chuẩn, Điều kiện về cai nghiện theo quy định của pháp luật;

- Nâng cấp 140 cơ sở Điềutrị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế thành cơ sở cai nghiện tựnguyện;

- 100% cán bộ, công chức,viên chức và người lao động làm việc trong các cơ sở cai nghiện được đào tạo,cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận theo tiêu chuẩnvề chuyên môn, nghiệp vụ cai nghiện ma túy theo quy định của pháp luật.

b) Định hướng đến năm 2030

- Tiếp tục phấn đấu giảm50% về quy mô cơ sở cai nghiện có chức năng cai nghiện bắt buộc so với năm2020;

- 100% cơ sở cai nghiện đápứng các tiêu chuẩn, Điều kiện về cai nghiệnma túy theo quy định của pháp luật;

- 100% cán bộ, công chức,viên chức và người lao động làm việc trong các cơ sở cai nghiện được đào tạonâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ cai nghiện ma túy theo quy định của phápluật;

- Đặt hàng tổ chức cai nghiện bắt buộc đối vớicác cơ sở cai nghiện dân lập, cơ sở cai nghiện tự nguyện đủ Điều kiện, tiêuchuẩn về cai nghiện bắt buộc.

3. Nội dung

a) Cơ sở cai nghiện có chứcnăng cai nghiện bắt buộc

- Công suất tiếp nhận

+ Giảm tổng công suất tiếp nhận cainghiện ma túy của mạng lưới cơ sở cai nghiện bắt buộc từ 67.000 người năm 2015xuống còn 20.000 người năm 2020; định hướng đến năm 2030 công suất tiếp nhậncòn 10.000 người;

+ Sau khi quy hoạch, côngsuất tiếp nhận của cơ sở cai nghiện có chức năng cai nghiện bắt buộc từ 100người đến 1.000 người; đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cótrên 5.000 người nghiện có hồ sơ quản lý công suất tiếp nhận mỗi cơ sở tối đakhông quá 2.000 người.

- Cơ chế tiếp nhận

+ Đến năm 2020, đối tượng cai nghiện ma túy củacác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được tiếp nhận theo tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương có cơ sở cai nghiện;

+ Định hướng đến năm 2030:người nghiện ma túy bị Tòa án quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cainghiện được đưa đến cơ sở cai nghiện gần nhất để thi hành quyết định, không phân biệt nơi cư trú.

- Mạng lưới cơ sở cainghiện có chức năng cai nghiện bắt buộc

+ Đến năm 2020

. Thành phố Hà Nội duy trìtối đa không quá 03 cơ sở cai nghiện, thành phố Hồ Chí Minh duy trì tối đa khôngquá 05 cơ sở cai nghiện; các cơ sở cai nghiện ma túy ở gần nhau (Khoảng cáchdưới 5 km) sáp nhập thành một cơ sở có chức năng cai nghiện bắt buộc;

. Các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương có nhiều cơ sở cai nghiện, số lượng người nghiện ma túy có hồsơ quản lý trên 5.000 người, địa bàn rộng: duy trì tối đa 02 cơ sở cai nghiệncó chức năng cai nghiện bắt buộc, đến hết năm 2020 giảm xuống còn 01 cơ sở cainghiện;

. Các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương còn lại đang có cơ sở cai nghiện duy trì 01 cơ sở cai nghiện;

. Căn cứ tình hình thực tế,các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Điểm vệ tinh thuộc cơ sở cainghiện tại những quận, huyện có trên 250 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lýđể tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ cai nghiện theo nguyên tắc không phát sinh biênchế.

+ Định hướng đến năm 2030

. Thành phố Hà Nội duy trìtối đa không quá 02 cơ sở cai nghiện và thành phố Hồ Chí Minh duy trì tối đakhông quá 04 cơ sở cai nghiện;

. Các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương không còn duy trì cơ sở cai nghiện ma túy thì chuyển người nghiện ma túy bị Tòa án quyết định ápdụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đến cơ sở cai nghiện gần nhấtđể thi hành quyết định.

- Quản lý cơ sở cai nghiệnbắt buộc

+ Giai đoạn đến hết năm2020

Sở Lao động - Thương binhvà Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quản lý trực tiếpcác cơ sở cai nghiện có chức năng cai nghiện bắt buộc.

- Định hướng đến năm 2030

+ Sở Lao động - Thương binhvà Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quản lý trực tiếpcác cơ sở cai nghiện có chức năng cai nghiện bắt buộc được quy hoạch.

+ Các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương có cơ sở cai nghiện được quy hoạch thành cơ sở cai nghiệnvùng, khu vực thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội của địa phương tiếp tụcquản lý.

b) Cơ sở cai nghiện tựnguyện

- Khả năng tiếp nhận

. Tăng số người nghiện matúy tham gia Chương trình cai nghiện tự nguyện (bao gồm các đối tượng tham giaĐiều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế) lên Khoảng 200.000người (tương đương 80% số người nghiện có hồ sơ quản lý);

. Mỗi cơ sở cai nghiện tựnguyện tiếp nhận số lượng người tham gia cai nghiện tối đa không quá 2.000người, bảo đảm phù hợp với Điều kiện của cơ sở.

- Cơ chế tiếp nhận

+ Không phân biệt nơi cưtrú của người nghiện ma túy;

+ Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương quy định chế độ, chính sách cho người nghiện ma túyđăng ký cai nghiện tự nguyện theo quy định của pháp luật.

- Phân bố mạng lưới cơ sởcai nghiện ma túy tự nguyện

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương căn cứ vào quy mô người nghiện ma túy có hồ sơ quảnlý tại các tỉnh, thành phố, dự báo nhu cầu cai nghiện ma túy đến năm 2030, vịtrí địa lý đi lại, Điều kiện về cơ sở vật chất, con người sẵn có; không đượcphát sinh thêm biên chế để quyết định chuyểncơ sở cai nghiện ma túy hiện có thành cơ sở cai nghiện tự nguyện; thành lập Điểm tư vấn chăm sóc hỗ trợ Điềutrị nghiện ma túy tại cộng đồng hoặc bổ sung thêm chức năng Điều trị,cai nghiện ma túy cho các cơ sở y tế (bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện cấp huyện,trạm y tế cấp xã) bảo đảm thuận lợi để thực hiện công tác cai nghiện tự nguyện.

c) Các tiêu chuẩn, Điều kiện của cơ sở cainghiện

Duy trì diện tích, đầu tưnâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cánbộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong cơ sở cai nghiện; bảođảm về công tác cai nghiện, an ninh, trật tự và môi trường trong cơ sở cainghiện theo quy định của Chính phủ.

4. Danh Mục các dự án ưutiên đầu tư

a) Đến năm 2020

- Nâng cấp cơ sở vật chất,bổ sung trang thiết bị y tế, dạy nghề, xử lý môi trường, trang thiết bị phục vụcông tác tư vấn, truyền thông cho người nghiện ma túy để nâng cao chất lượngdịch vụ theo danh Mục các cơ sở cai nghiện ma túy có chức năng cai nghiện matúy bắt buộc nằm trong quy hoạch; cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện đối vớinhững tỉnh trọng Điểm về ma túy, không cân đối được ngân sách (Danh sách kèmtheo);

- Đào tạo cán bộ, côngchức, viên chức, người lao động để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đápứng với quan Điểm về nghiện và khoa học về Điều trị, cai nghiện mới;

- Nhà nước bảo đảm kinh phíhoạt động của các cơ sở cai nghiện công lập theo quy định.

b) Định hướng đến năm 2030

Đầu tư cơ sở vật chất,trang thiết bị bảo đảm các tiêu chuẩn, Điều kiện của cơ sở cai nghiện bắt buộcvà cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện theo Luật đầu tư công, Luật Ngân sách nhànước và các văn bản pháp luật có liên quan.

5. Các giải pháp thực hiện

a) Về cơ chế, chính sách

Rà soát, sửa đổi, bổ sunghoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp về cai nghiện bắt buộc phù hợp với Hiến pháp năm 2013 vàchỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cai nghiện trong tình hình mớitheo hướng:

- Khuyến khích cai nghiệnma túy tự nguyện; áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc đối với người sử dụngma túy có hành vi nguy hiểm cho xã hội;

- Quy định về Điều kiện,tiêu chuẩn cán bộ làm việc tại các cơ sở cai nghiện ma túy; về chương trình,giáo trình đào tạo chuyên môn, đào tạo liên tục đối với đội ngũ làm công táccai nghiện ma túy tại các cơ sở cai nghiện ma túy;

- Quy định về tiêu chuẩn,định mức kinh tế - kỹ thuật tối thiểu của các cơsở cai nghiện ma túy thống nhất trong toàn quốc;

- Quy định quản lý, Điềuhành và tổ chức hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy có chức năng cai nghiệnbắt buộc.

b) Về đầu tư, huy động vốn

- Đẩy mạnh xã hội hóa vàocơ sở cai nghiện ma túy, đặc biệt ưu tiên các cơ sở cai nghiện ma túy tựnguyện;

- Nhà nước ưu tiên bố trívốn để đầu tư bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hệ thống cơ sở cainghiện bắt buộc, những cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện được chuyển đổi từ cơ sở cai nghiện bắt buộc sang cơ sở cainghiện ma túy tự nguyện ở những tỉnh trọng Điểm về ma túy, chưa cân đối ngânsách để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng cai nghiện ma túy;

- Thu hút các nguồn việntrợ của các tổ chức cá nhân, Chính phủ nước ngoài thông qua hoạt động nghiêncứu, chuyển giao công nghệ, cung cấp các dịch vụ, kỹ thuật Điều trị, cai nghiệntiên tiến trên thế giới nhằm nâng cao chất lượng cai nghiện ma túy tại các cơsở cai nghiện ma túy;

- Nhà nước bố trí quỹ đất để thực hiện quy hoạch cơ sở cai nghiện có chức năng cainghiện bắt buộc theo các tiêu chuẩn, Điều kiện đến năm 2020, định hướng đến năm2030.

c) Về phát triển đội ngũ cán bộ, công chức,viên chức và người lao động

- Xác định vị trí việc làmcủa cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các cơ sở cainghiện ma túy theo hướng tăng cường người làm việc trực tiếp; giảm số lượngngười lãnh đạo, quản lý, phù hợp với mặt bằng chung các nướctrong khu vực;

- Đổi mới chương trình, tàiliệu đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làmcông tác y tế, tư vấn, giáo dục, dạy nghề cho người nghiện ma túy; bảo đảm phùhợp với đặc Điểm tâm lý, sinh lý và khả năng nhận thức của người nghiện ma túy;

- Kinh phí đào tạo cán bộ,công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các cơ sở cai nghiện ma túytheo quy định của pháp luật.

d) Về kiểm tra bảo đảm yêucầu chất lượng cai nghiện

- Xây dựng tiêu chí, tiêuchuẩn, quy trình kiểm tra chất lượng cán bộ; hoàn thiện hệ thống tiêu chí, tiêuchuẩn kiểm định chất lượng Điều trị, cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện matúy;

- Định kỳ kiểm tra, giámsát, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác cai nghiện tại các cơ sở cai nghiệnma túy theo các tiêu chí đã ban hành.

đ) Về hợp tác quốc tế

Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế, các tổ chức thuộc chính phủ, phi chính phủ, các nước nhằm tranh thủ sự hỗ trợ về chuyênmôn, kỹ thuật và tài chính cho công tác Điều trị, cai nghiện ma túy.

6. Phân công thực hiện

a) Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chứcthực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở cai nghiện trong phạm vi cả nước;

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quanrà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật về cai nghiệnma túy phù hợp với Hiến pháp năm 2013; xâydựng trình Chính phủ quy định Điều kiện, tiêu chuẩn của cơ sở cai nghiện;nghiên cứu, đề xuất các chính sách đặc thù trong hoạt động dạy nghề, dạy vănhóa, tư vấn tâm lý, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xongquyết định áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quanxây dựng dự án ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý công tác cainghiện ma túy (xây dựng cơ sở dữ liệu; hệ thống thông tin quảnlý; dịch vụ công trực tuyến; đào tạo về tư vấn, Điều trị, cai nghiện trựctuyến..

- Chủ trì, phối hợp với BộKế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương có liên quan chuyển đổi, thành lập cơ sở cai nghiện matúy bắt buộc theo vùng, khu vực;

- Lồng ghép, đầu tư chocông tác dạy nghề, tạo việc làm, giảm nghèo bền vững đối với việc thực hiện quyhoạch mạng lưới các cơ sở cai nghiện ma túy theo chức năng, nhiệm vụ được giao;

- Tổng hợp, đề xuất nhu cầukinh phí bảo đảm thực hiện quy hoạch 5 năm, hàng năm gửi Bộ Kế hoạch - Đầu tư,Bộ Tài chính để trình cấp có thẩm quyền quyết định;

- Xây dựng kế hoạch thanhtra, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả của các cơ sở cai nghiện. Định kỳđánh giá, Điều chỉnh quy hoạch phù hợp với bối cảnh và Điều kiện phát triểnkinh tế - xã hội.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, tổng hợp bố trívốn đầu tư phát triển từ ngân sách Trung ương thực hiện quy hoạch theo đúng quyđịnh của Luật Đầu tư công; phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạchtrong phạm vi cả nước.

c) Bộ Tài chính

Chủ trì, phối hợp với cácBộ, ngành có liên quan trình cấp có thẩm quyền dự toán chi thường xuyên ngânsách nhà nước thực hiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở cai nghiện đến năm 2020và định hướng đến năm 2030 theo quy định của pháp luật về phân cấp ngân sáchnhà nước.

d) Bộ Y tế

Nghiên cứu, ban hành cácphương pháp Điều trị bằng y học trong Điều trị,cai nghiện ma túy; hướng dẫn việc tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ, giấy chứngnhận xác định nghiện ma túy, Điều trị cắt cơn nghiện ma túy cho y, bác sỹ tạicác cơ sở cai nghiện; hướng dẫn việc phòng, chống dịch bệnh, khám bệnh, chữabệnh và khám sức khỏe định kỳ cho người nghiện ma túy đang trong chương trìnhĐiều trị, cai nghiện ma túy.

đ) Bộ Nội vụ

Phối hợp với Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội xác định vị trí việc làm của cán bộ làm việc tại các cơsở cai nghiện; phối hợp hướng dẫn tổ chức, bộ máycủa cơ sở cai nghiện có chức năng cai nghiện ma túy bắt buộc theo vùng, khuvực.

e) Bộ Giáo dục và Đào tạo

Phối hợp với Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội hướng dẫn công tác giáo dục cho học viên tại cơ sở cainghiện; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểmtra chất lượng học tập, tổ chức thi và cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc bằng tốtnghiệp tương ứng với chương trình học cho học viên; hỗ trợ sách giáo khoa, tậphuấn giáo viên giảng dạy tại cơ sở cai nghiện; xây dựng hướng dẫn chuyển gửingười nghiện ma túy hoàn thành chương trình cai nghiện tiếp tục học tập văn hóatại nơi cư trú.

g) Bộ Tài nguyên và Môitrường

Phối hợp với Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội khảo sát, xây dựng phương án đầu tư, xử lý môitrường tại các cơ sở cai nghiện; phối hợp kiểm tra công tác bảo vệ môi trườngtại các cơ sở cai nghiện.

h) Các Bộ, ngành liên quancó trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội bố trí nguồn lực của Bộ, ngành thực hiện Quy hoạch này.

i) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương

- Xây dựng kế hoạch thựchiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở cai nghiện ma túy đến năm 2020 và định hướng đếnnăm 2030;

- Thực hiện chuyển đổi cáccơ sở cai nghiện không có chức năng cai nghiện bắt buộc thành cơ sở cai nghiệnma túy tự nguyện hoặc cơ sở khác;

- Bố trí đất để duy trì cơsở cai nghiện bắt buộc được quy hoạch thành cơ sở cai nghiện vùng, khu vực đặttại địa phương, hỗ trợ về vật chất và tạo Điều kiện thuận lợi cơ sở cai nghiệncó chức năng cai nghiện bắt buộc đóng tại địa phương mình trong quá trình hoạtđộng;

- Phối hợp với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội nghiên cứu, quản lý cơ sở cai nghiện có chức năng cainghiện bắt buộc theo vùng, khu vực;

- Thường xuyên hướng dẫn,chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xãvà các cơ quan chức năng có liên quan của địa phương mình thực hiện nhiệm vụcai nghiện ma túy phù hợp với quy hoạch;

- Ban hành cơ chế, chínhsách khuyến khích, hỗ trợ cai nghiệnma túy tự nguyện; hướng dẫn tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyệntại địa phương để thực hiện quy hoạch;

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp hỗ trợ,tạo Điều kiện thuận lợi cho các cơ sở cai nghiện bắt buộc; cơ sở cai nghiện matúy tự nguyện hoạt động và có chính sách hỗ trợ những người đã chấp hành xongquyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, hoàn thành chương trình cainghiện tự nguyện học nghề, tìm việc làm, ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng;

- Chỉ đạo các cơ sở bảo trợxã hội trong việc tiếp nhận đối tượng không xác định được nơi cư trú là ngườichưa thành niên hoặc người ốm yếu không còn khả năng lao động khi chấp hànhxong biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lựcthi hành từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởngcơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trungương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TCCV, KTTH;
- Lưu: VT, KGVX (3b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Vũ Đức Đam

 

DANH SÁCH

CÁCTỈNH THÀNH PHỐ CÓ DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ HỖ TRỢ TỪ NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN2016 - 2020 ĐỂ THỰC HIỆN QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY
(Kèmtheo Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2016 của Thủtướng Chính phủ)

1. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An

2. Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau

3. Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định

4. Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên

5. Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình

6. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ

7. Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng

8. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang

9. Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre

10. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng

11. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình

12. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên

13. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình

14. Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La

15. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang

16. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa

17. Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ

18. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên

19. Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái

20. Ủy ban nhân dân tỉnh Long An

21. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận

22. Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai

23. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình

24. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước

25. Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh

26. Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang

27. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long

28. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp

29. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận

30. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang

31. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam

32. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên

33. Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai

34. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

35. Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu

36. Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum

37. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương

38. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang

Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội thành phố Hải Phòng
Địa chỉ: Số 1 Lương Văn Can, Máy Tơ, Ngô Quyền, Hải Phòng
Email: chicucpctnxh@haiphong.gov.vn
Giấy phép số: 04/GP-STTTT, ngày 05-6-2018, Sở Thông tin và Truyền thông
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Lê Thanh Tùng - Chi cục trưởng, Trưởng Ban biên tập
Thiết kế bởi VNPT Hải Phòng