CƠ CẤU TỔ CHỨC
Cơ cấu tổ chức của Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội gồm có:
- Chi cục trưởng
- Phó Chi cục trưởng
- Phòng Tổ chức Hành chính - Kế toán
- Phòng Quản lý nghiệp vụ và Tuyên truyền
- Và mạng lưới cán bộ phòng chống tệ nạn xã hội kiêm chức ở 14 quận, huyện và 70 cán bộ phòng chống tệ nạn xã hội tại 70 phường nội thành.
VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG
Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi tắt là Chi cục PCTNXH) là cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Do Uỷ ban nhân dân dân thành phố quyết định thành lập; Có chức năng tham mưu giúp Sở thực hiện việc quản lý nhà nước về các hoạt động phòng, chống tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma tuý và quản lý người nghiện sau cai trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức và công tác của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Phó Giám đốc theo từng lĩnh vực công tác do Giám đốc phân công và có trách nhiệm chủ động phối hợp với các phòng, ban, bộ phận, đơn vị thuộc Sở và các đơn vị, địa phương liên quan, đáp ứng yêu cầu công tác của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và cải cách hành chính.
Chi cục Phòng chống TNXH chịu sự chỉ đạo của Cục Phòng chống tệ nạn xã hội về chuyên môn nghiệp vụ trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội.
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1- Thường xuyên nắm tình hình về tệ nạn xã hội để xây dựng kế hoạch, chương trình, biện pháp các dự án về phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn thành phố.
2- Tổ chức và phối hợp với các cấp, các ngành liên quan, thực hiện các kế hoạch, chương trình, dự án được duyệt. Hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá và báo cáo định kỳ thường xuyên và đột xuất với cơ quan quản lý cấp trên.
3- Phối hợp với các cơ quan liên quan và các đoàn thể tổ chức việc tuyên truyền, vận động đấu tranh, phòng, chống các TNXH trên địa bàn thành phố.
4- Xây dựng và quản lý các cơ sở chữa bệnh cho đối tượng ma tuý, mại dâm, dạy nghề, tạo việc làm phù hợp cho đối tượng.
5- Thống nhất quản lý các nguồn kinh phí sự nghiệp phòng, chống tệ nạn xã hội, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chính sách chế độ về phòng, chống tệ nạn xã hội.
6- Giúp Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội làm tốt công tác phòng, chống tệ nạn xã hội.
7- Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức công tác tại Chi cục. Điều hành hoạt động nội bộ Chi cục để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Được Giám đốc Sở uỷ quyền ký một số loại văn bản và thực hiện một số nhiệm vụ (nếu có).